Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
1. Kỹ năng lắng nghe câu chuyện một cách sâu sắc
Việc lắng nghe sâu sắc không chỉ dừng lại ở việc bạn sử dụng tai để tiếp nhận thông tin, mà nó còn là quá trình phân tích và thấu hiểu những thông tin đó. Hãy cố gắng rèn luyện thói quen tiếp nhận thông tin nhiều hơn những gì đối phương nói thông qua cử chỉ, tính cách, trạng thái của họ. Sự thấu hiểu này sẽ xây dựng được những mối quan hệ bền chặt lâu dài.
Khi tiếp nhận được thông tin từ đối phương, hãy cố gắng dừng lại một nhịp để xác định chính xác những thông tin mà họ đang muốn bạn nghe và nói ra những cảm nhận, ý hiểu của mình một cách cởi mở, thoải mái. Cần chú ý rằng thay vì chỉ ngồi nghe và đáp lại một cách cứng nhắc thì bạn nên sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể như mắt, tay, chân…để thể hiện mình là người đang thật lòng lắng nghe họ chia sẻ.
2. Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm
Sự đồng cảm sẽ cho người khác cảm thấy được an ủi và có cảm giác an toàn. Việc bạn tiếp nhận thông tin, bỏ qua những quan điểm cá nhân để cùng san sẻ những lỗi sai hay sự khó khăn một cách vui vẻ sẽ giúp đối phương lấy lại bình tĩnh nhanh chóng. Tuy nhiên, kỹ năng đồng cảm cần được vận dụng đúng cách. Trong một số trường hợp, nếu nhận ra những quan điểm không phù hợp, hãy cố gắng xoa dịu cảm xúc đối phương và góp ý, khuyên nhủ bằng những thấu cảm chân thật của mình.
3. Hưởng ứng một cách khôn khéo
Hưởng ứng câu chuyện khôn khéo cần dựa vào cảm xúc và tâm trạng của đối phương, gồm trạng thái biểu cảm, hành động, cường độ nói chuyện,… Nên khi đáp ứng lại câu chuyện hãy chắc chắn rằng sự hưởng ứng đó giúp quá trình trò chuyện có thêm giá trị và thoải mái hơn. Dựa trên kinh nghiệm giao tiếp và khả năng nhạy bén của mình, bạn có thể chia sẻ những ý kiến cá nhân để đóng góp, thể hiện biểu cảm trên gương mặt, lời phê bình,… Nó sẽ giúp bạn trở thành người bạn thân thiết trong mắt của người khác.
4. Kỹ năng tự đánh giá bản thân
Liệu bạn có thể biết rõ ưu – nhược điểm của bản thân? Vì sao mọi người yêu quý bạn? Những đặc điểm của bạn không được lòng người khác? Đôi khi, thấu hiểu bản thân chính là cách cơ bản để bạn thiết lập những mối quan hệ thân thiết. Khi biết được những nhược điểm của mình, bạn có thể dễ dàng đưa ra các phương pháp điều chỉnh và tiết chế, tránh trường hợp cảm xúc biểu lộ thái quá, gây mất thiện cảm. Và khai thác tối đa những thế mạnh của bản thân, tập trung xây dựng các mối liên kết bền chặt.
Lưu ý: Trong quá trình tự đánh giá bản thân, bạn cần lưu ý hai yếu tố cơ bản, gồm khả năng tự đánh giá và ý thức tự điều chỉnh.
5. Kỹ năng giao tiếp
Trong mọi mối quan hệ, chúng ta đều sử dụng hình thức giao tiếp để trao đổi thông tin, chia sẻ hay bày tỏ cảm xúc. Vậy, giao tiếp thế nào để có được những mối quan hệ thân khăng khít? Bạn cần phải rèn luyện kỹ năng này với nhiều nhiều tố cấu thành như lắng nghe, cách tiếp nhận thông tin, giọng nói, thái độ. Bên cạnh đó, cần phải hiểu được người mà bạn sẽ nói chuyện và đánh giá tình trạng mối quan hệ (Là xã giao hay thân thiết) để có cách bày tỏ phù hợp.
Bài học là gì
=> Hiểu được những lợi ích mà một mối quan hệ chuyên nghiệp đem lại, câu hỏi đặt ra cho những trưởng nhóm, quản lý trẻ là làm sao có thể tìm kiếm và xây dựng được những network này.
Nếu bạn rất muốn kết nối với mọi người nhưng không biết cách mở lời? Bạn luôn lúng túng khi tìm cách để phát biểu trong một cuộc trò chuyện nhóm? Bạn muốn xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết hơn với đối tác và khách hàng của mình, từ đó cải thiện doanh số và tăng trưởng kinh doanh?
Nữ doanh nhân Thái Vân Linh (Shark Linh) với hơn 23 năm kinh nghiệm làm việc sẽ được tổng hợp trong khóa học này để giúp bạn rút ngắn con đường mở rộng vòng kết nối của mình.
Nếu bạn quan tâm về thông tin chi tiết của khóa học, vui lòng nhấn vào link đăng ký tham gia.