ĐỊNH LUẬT 78/22 CỦA NGƯỜI DO THÁI: NGỘ ĐƯỢC THÌ CẢ ĐỜI KHÔNG LO THIẾU TIỀN

Khởi nghiệp, làm ăn kinh doanh, sớm ngộ ra định luật này của người Do Thái, biết kiếm tiền của người có tiền, bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo thiếu tiền. Định luật này chính là “luật 78/22”, luật này được người Do Thái gọi là “luật vũ trụ”.

Định luật 78/22 là gì?

Người Do Thái chỉ ra rằng, trong xã hội, tỷ lệ người bình thường và người có tiền rơi vào khoảng 78/22. Nghĩa là 22% người có tiền chiếm tới 78% khối lượng tài sản. Vì vậy, chỉ cần bạn biết kiếm tiền từ những người có tiền. Vậy thì không sợ không có tiền để kiếm. Giống như người Do Thái nói: “Một ngày kiếm 10 cái bánh bao, không bằng 10 ngày kiếm một miếng vàng”.

Có một câu chuyện kinh doanh điển hình như sau:

Takeyama Kazuo là người Tokyo, Nhật Bản. Sau khi nghỉ hưu, ông chỉ ở nhà và cảm thấy quá nhàn rỗi. Lẽ thường tình, “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Vì vậy ông muốn tìm việc đó để làm. Một hôm, ông nghĩ: “Mở lớp hội thảo doanh nghiệp có lẽ không tồi. Bản thân cũng có hiểu biết, nhưng tìm người bình thường tham gia sẽ không kiếm được nhiều tiền. Tìm người có tiền tham gia mới hợp lý”. Vì vậy, ông thuê một lớp học ở Ginza, một trong những quận sầm uất nhất ở Tokyo, thành lập nên “Lớp nghiên cứu doanh nghiệp Tokyo”.

Học viên của “Lớp nghiên cứu doanh nghiệp Tokyo” đều là những người giàu có có thân phận và địa vị. Họ đến từ các công ty lớn hàng đầu. Một số còn là ứng cử viên cho vị trí chủ tịch tương lai. Trong kỷ nguyên “dĩ nhân vi bản” trong giới kinh doanh tại Nhật Bản, đầu tư vào giáo dục cho nhân tài luôn là ưu tiên hàng đầu. Không ai keo kiệt cho việc này, vì vậy ông Takeyama đã bắt đầu công việc của mình rất suôn sẻ.

Để mở rộng tiếng tăm cho lớp học, ông Takeyama đã mời các giảng viên nổi tiếng nhất ở Nhật Bản đến giảng dạy. Chi phí mời các giảng viên này đắt tới mức đáng kinh ngạc, nhưng học phí họ thu được thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, học phí là 500.000 yên mỗi nửa tháng (khoảng 105 triệu đồng). Lớp đầu tiên tuyển sinh được 30 học viên, sau đó nếu muốn tham gia lớp học cần đăng kí trước và phải một vài tháng sau mới được chính thức vào nghe giảng. Một “công ty” vô cùng đơn giản và không có quy mô đáng kể như của ông Takeyama ngược lại lại rất có lãi. Sau khi trừ chi phí thuê giảng viên, tiền thuê lớp học và chi phí quảng cáo, mỗi tháng ông Takeyama kiếm được khoảng 10 triệu yên (khoảng 2,1 tỷ đồng).

Người giàu, dù có tiết kiệm tới đâu thì mức chi tiêu tiền bạc cũng luôn hơn người nghèo rất nhiều. Dẫu sao thì kiểu xem tiền như mạng sống giữ khư khư là vô cùng hiếm. Phần lớn đều chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học mà thôi. Vì vậy, đối với người khởi nghiệp và làm ăn kinh doanh mà nói, sớm ngộ ra được “luật 78:22” của người Do Thái, biết cách kiếm tiền từ người có tiền, bạn sẽ không bao giờ lo thiếu tiền để kiếm.

Cách kiếm vốn sinh lời

Tất nhiên, muốn kiếm được tiền của người có tiền, làm ăn thường không được quá nhỏ, vốn là một vấn đề khá lớn. Chẳng hạn, rất nhiều người đều biết kinh doanh hàng hiệu rất dễ kiếm tiền, nhưng lại không gom đủ vốn, chỉ có thể trừng mắt ra nhìn người khác kiếm tiền. Tuy nhiên, vốn không đủ cũng không phải là không thể kiếm được tiền của người giàu, làm to có cách làm to, làm nhỏ có cách của làm nhỏ, chỉ cần chọn đúng con đường, bạn vẫn có thể kiếm được tiền từ người giàu.

Muốn kiếm được tiền của người giàu, có những cách nào?

Dưới đây là 4 gợi ý dành cho bạn:

1. Điển hình, rõ rệt.

Ý muốn nói nếu muốn phục vụ cho người có tiền, việc làm ăn của bạn phải phù hợp với đặc điểm thân phận của họ, khiến mọi người vừa nhìn là biết. Đây không phải là kì thị người nghèo mà chỉ đơn giản là làm ăn kinh doanh. Chẳng hạn như mở cửa hàng thiết kế cao cấp, cửa hàng bán quần áo hàng hiệu, hay mở các hội thảo cho các nhân tài cao cấp. Tuy về mặt nguyên tắc không từ chối người nghèo vào mua hay tham gia. Nhưng vừa nhìn đã biết những thứ đó chủ yếu là để phục vụ cho người có tiền, và cũng chỉ có người có tiền mới có thể tiếp cận được.

2. Giúp người giàu tiết kiệm sức lực.

Đối với người khởi nghiệp nhưng không có quá nhiều vốn, cung cấp dịch vụ cho người giàu, giúp người giàu làm một vài việc giúp họ tiết kiệm sức lực và thời gian. Đó cũng là một lựa chọn không tồi.

3. Giúp người giàu bớt lao tâm.

Cung cấp thông tin hoặc đưa ra lời khuyên cho những người giàu cũng là một dự án tương đối có lợi nhuận. Tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình một lượng lớn những kỹ năng chuyên ngành đáng kể.

4. Chất lượng tốt, giá thành cao, chú trọng tới sự hào nhoáng.

Muốn làm ăn kinh doanh với đối tượng khách hàng là người có tiền, bất kể là cung cấp sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đều phải chú trọng tới chất lượng tốt, giá thành cao. Có vậy mới thích hợp với thân phận của người giàu. Chẳng hạn, nếu muốn cung cấp thông tin cho người giàu, chỉ đưa cho họ một vài tờ giấy tất nhiên là không ổn. Tốt nhất hãy làm bìa và thiết kế thật sang trọng, cao cấp.

Một ví dụ khác, nếu muốn làm trang trí nội thất cho người giàu, tốt nhất nên mời một kỹ sư thiết kế nổi tiếng để thỏa mãn sự phù phiếm của những người có tiền. Điều này cũng rất tốt cho bản thân bạn, bởi lẽ giá cả cho những lần thiết kế thường sẽ rất cao.

Bài học nên chọn

=> Hiểu được những lợi ích mà một mối quan hệ chuyên nghiệp đem lại, câu hỏi đặt ra cho những trưởng nhóm, quản lý trẻ là làm sao có thể tìm kiếm và xây dựng được những network này.

Nếu bạn rất muốn kết nối với mọi người nhưng không biết cách mở lời? Bạn luôn lúng túng khi tìm cách để phát biểu trong một cuộc trò chuyện nhóm? Bạn muốn xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết hơn với đối tác và khách hàng của mình, từ đó cải thiện doanh số và tăng trưởng kinh doanh?

Nữ doanh nhân Thái Vân Linh (Shark Linh) với hơn 23 năm kinh nghiệm làm việc sẽ được tổng hợp trong khóa học này để giúp bạn rút ngắn con đường mở rộng vòng kết nối của mình.

Nếu bạn quan tâm về thông tin chi tiết của khóa học, vui lòng nhấn theo link.

«
»